Trong thời gian gần đây chúng ta được nghe nói rất nhiều về công nghệ AI, một công nghệ được sử dụng rất nhiều trên các smartphone hiện đại. Vậy công nghệ AI là gì mà các hãng sản xuất đua nhau trang bị nó cho thiết bị của mình?
Công nghệ AI là gì? Tìm hiểu chi tiết về công nghệ này
Công nghệ AI là gì?
Mặc dù được nhắc đến khá nhiều nhưng có lẽ không phải ai cũng biết chính xác công nghệ AI là gì. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu chính xác đến bạn AI là gì và chúng ta sẽ cùng phân loại nó.
Theo đó, công nghệ AI (viết tắt của Artifical Intelligence) hoặc trí thông minh nhân tạo là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Các quá trình được nhắc đến ở đây là việc học tập, lập luận và tự sửa lỗi. Các ứng dụng đặc biệt của AI bao gồm các hệ thống chuyên gia, nhận dạng tiếng nói và thị giác máy tính.
Công nghệ AI (viết tắt của Artifical Intelligence) là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người
Công nghệ này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1956 tại Hội nghị The Dartmouth và được đưa ra bởi John McCarthy, một nhà khoa học máy tính Mỹ. Ở thời điểm hiện tại công nghệ AI là một thuật ngữ bao gồm tất cả mọi thứ từ quá trình tự động hoá robot đến người máy thực tế. Ngày nay, nó nhận được sự quan tâm của khá nhiều ngành sản xuất khi có một bộ dữ liệu rất lớn, mối quan tâm của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của dữ liệu cùng với công nghệ phần cứng đã phát triển mạnh mẽ hơn, cho phép xử lý công nghệ AI với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết.
Phân loại công nghệ AI
Dựa theo mức độ phức tạp của chúng ta có thể phân công nghệ AI thành 4 loại sau:
Loại 1: Công nghệ AI phản ứng (Reactive Machine)
Công nghệ này từng được áp dụng tại chương trình tự động chơi cờ vua của IBM, nó đã đánh bại kì thủ thế giới Garry Kasparov vào những năm 1990. Loại công nghệ AI này phân tích những động thái khả thi - của chính nó và đối thủ - và chọn hành động chiến lược nhất. Deep Blue và AlphaGO (chơi cờ vây) của Google được thiết kế cho các mục đích hẹp và không thể dễ dàng áp dụng cho tình huống khác. Tuy nhiên một nhược điểm là nó không có ký ức và không thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để tiếp tục huấn luyện trong tương lai.
Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế
Với loại này nó có thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra các quyết định trong tương lai. Kết hợp các cảm biến môi trường xung quanh công nghệ AI này có thể dự đoán được tình huống và đưa ra những bước hành động tối ưu cho thiết bị. Công nghệ này được áp dụng phổ biến trên các thiết bị không người lái.
Chúng ta có thể phân công nghệ AI thành 4 loại tùy theo mức độ phức tạp
Loại 3: Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo
Loại này có thể tự mình suy nghĩ và học hỏi những thứ xung quanh để áp dụng cho chính bản thân nó cho một việc cụ thể. Tuy nhiên, nó mới chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết và chưa được áp dụng rộng rãi vào thực tế.
Loại 4: Tự nhận thức
Với loại này có có ý thức về bản thân và hành xử như con người. Thậm chí nó còn có cảm xúc và hiểu được cảm xúc của những người khác. Và tất nhiên, loại công nghệ AI này vẫn chưa khả thi.
Như vậy là bạn đã biết công nghệ AI là gì rồi phải không. Ở thời điểm hiện tại chúng ta mới đang cố gắng phát triển công nghệ này dùng lại ở loại 2 và sẽ còn tiếp tục phát triển nó hơn trong tương lai. Hy vọng AI sẽ là một công cụ đắc lực để hỗ trợ cho con người trong tương lai.